Các thuật ngữ trong chuyên ngành du lịch dành cho các bạn mới tiếp cận

Trong công việc kinh doanh lữ hành, bạn sẽ gặp một số các từ viết tắt và các thuật ngữ chuyên môn mà không được giảng tại nhà trường. Việc này sẽ gây khó khăn khi các bạn lần đầu tiếp xúc với các sản phẩm du lịch và khi tiếp xúc với du khách cũng như trong điều hành tour.

Thuật ngữ chuyên ngành du lịch
Chào các bạn,

Trong công việc kinh doanh lữ hành, bạn sẽ gặp một số các từ viết tắt và các thuật ngữ chuyên môn mà không được giảng tại nhà trường. Việc này sẽ gây khó khăn khi các bạn lần đầu tiếp xúc với các sản phẩm du lịch và khi tiếp xúc với du khách cũng như trong điều hành tour.

Bài viết này sẽ từng bước tổng hợp các khái niệm, các từ viết tắt và các thuật ngữ thường dùng dựa trên kinh nghiệm cá nhân người viết. Các bạn cùng đóng góp để mở rộng bài viết này và giúp nhau tiếp cận tốt hơn các nghiệp vụ trước khi rời ghế nhà trường.

1. Phân loại các khái niệm

Inbound: Khách du lịch quốc tế, người Việt tại Hải ngoại đến thăm quan du lịch Việt Nam.

Outbound: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi thăm quan đi thăm quan các nước khác

Nội địa: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi thăm quan đi thăm quan du lịch Việt Nam

Leisure Travel: Chỉ loại hình du lịch phổ thông cho khách thăm quan , nghỉ dưỡng theo các hành trình thăm quan thông thường. Loại hình này phù hợp với hầu hết các đối tượng khách.

Adventure travel: Chỉ loại hình khám phá và hơi có chút mạo hiểm. Loại hình này thường phù hợp với khách trẻ và thích tự do khám phá. Trong loại hình này các công ty lữ hành còn đặt cho các cái tên cụ thể hóa hình thức tour như Biking, Bird watching tour…

Trekking: Đây thực sự là tour khám phá, mạo hiểm bởi khách tham gia các hành trình này sẽ tới những nơi ít người qua hoặc những vùng thường chỉ dành cho người bản xứ. Tour này đòi hỏi sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng và thích nghi cao cùng với các điều kiện dịch vụ ở mức tối thiều

Kayaking: Là tour khám phá mà khách du lịch tham gia trực tiếp chèo 1 loại thuyền được thiết kế đặc biệt có khả nảng vượt các ghềnh thác hoặc vũng biển. Tham gia loại hình này thường yêu cầu sức khỏe rất tốt và sự can đảm trước mọi thử thách của thiên nhiên.

Homestay: Tham gia loại hình này du khách sẽ không ở khách sạn mà ở tại nhà người dân, sinh hoạt cùng người dân bản xứ.

Diving tour: Là loại hình tour tham gia lặn biển khám phá các rặng san hô, ngắm cá và cả thử thách sức chịu đựng của bản thân. Tham gia tour này bạn được cung cấp bình dưỡng khí, bộ đồ lặn và cả huấn luyện viên đi kèm nếu bạn lặn lần đầu. Thông thường bạn có thể lặn được xuống tới độ sâu 7-10m mà không vấn đề gì cho lần thử đầu tiên.

Nếu không can đảm lặn sâu (diving) bạn có thể thử bơi (snokling) với ống thở và kính bơi. Với hình thức này, bạn bơi trên mặt nước và úp mặt xuống nước để ngắm đại dương qua kính. Nếu bạn không biết bơi thì đây cũng không hẳn đã đơn giản.

Incentive: Là loại tour khen thưởng. Thông thường chỉ các đoàn khách là các đại lý hoặc nhân viên một công ty nào đó được thưởng cho đi du lịch. Đây thường là tour cao cấp với các dịch vụ đặc biệt.
MICE tour: Là khái niệm chung chỉ loại hình tour Hội thảo (Meeting), Khen thưởng (Incentive), Hội nghị (Conference) và hội chợ (Exhibition). Khách hàng tham gia các tour này với mục đích hội họp, triển lãm là chính và tham quan chỉ là kết hợp trong thời gian rỗi.

2. Các từ viết tắt trên lịch trình tour

Thông thường bạn sẽ thấy một số từ viết tắt trên hành trình tour:

ABF: American breakfast: Bữa ăn sáng kiểu Mỹ, gồm: 2 trứng, 1 lát thịt hun khói hoặc xúc xích, vài lát bánh mỳ nướng với mứt, bơ, bánh pancake (một loại bánh bột mỳ mỏng)…nước hoa quả, trà, cà phê.

Continental breakfast: Bữa ăn sáng kiểu lục địa, thường có vài lát bánh mì bơ, pho mát, mứt, bánh sừng bò, bánh ngọt kiểu Đan Mạch, nước quả, trà, cà phê. Kiểu ăn sáng này phổ biến tại các khách sạn tại Châu Âu.

Buffet breakfast: Ăn sáng tự chọn: thông thường có từ 20-40 món cho khách tự chọn món ăn theo sở thích. Hầu hết các khách sạn tầm trung tới cao cấp đều phục vụ kiểu ăn sáng này

Set breakfast: Ăn sáng đơn giản phổ biến tại các khách sạn mini chỉ với 1 món hoặc bánh mỳ ốp la hoặc phở, mỳ với hoa quả, trà hoặc cà phê.

L = Lunch: Bữa ăn trưa
D = Dinner: Bữa ăn tối
S = Supper: bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Trên một hành trình tour, nếu bạn nhìn thấy ký hiệu (B/L/D) phía sau thông tin ngày tour nghĩa là ngày đó bạn được phục vụ cả 3 bữa ăn trong chương trình.

Soft drinks: Các loại đồ uống không cồn

Free flow soft drink: Thường tại các bữa tiệc;đồ uống nhẹ không cồn được phục vụ liên tục dang bình lớn cho khách tự do lấy suốt bữa tiệc.

3. Các khái niệm liên quan tới khách sạn

ROH: Run of the house: khách sạn sẽ xếp phòng cho bạn bất cứ phòng nào còn trống bất kể đó là loại phòng nào. Thông thường với khách đoàn khách sạn sẽ cung cấp dạng này cho khách. Với mỗi khách sạn sẽ có cách đặt tên và phân loại phòng khác nhau. Không có bất cứ quy chuẩn nào cho cách đặt tên này nên bạn phải xem xét kỹ loại phòng của từng khách sạn tương ứng với giá tiền khác nhau. Tuy nhiên, thông thường gồm các loại như sau:

STD = Standard: Phòng tiêu chuẩn và thường nhỏ nhất, tầng thấp, hướng nhìn xấu, trang bị tối thiểu và giá thấp nhất

SUP = Superior: Cao hơn phòng Standard với tiện nghi tương đương nhưng diện tích lớn hơn hoặc hướng nhìn đẹp hơn. Giá cao hơn STD.

DLX = Deluxe: Loại phòng cao hơn SUP, thường ở tầng cao, diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và trang bị cao cấp.

Suite: Loại phòng cao cấp nhất và thường ở tầng cao nhất với các trang bị và dịch vụ đặc biệt kèm theo. Thông thường mỗi phòng Suite gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 2 phòng vệ sinh và nhiều ban công hướng đẹp nhất. Các khách sạn khách nhau đặt tên phòng loại này khác nhau nhằm tăng thêm mức độ VIP để bán giá cao hơn như: President (Tỏng thống), Royal Suite (Hoàng gia)…

Connecting room: 2 phòng riêng biệt có cửa thông nhau. Loại phòng này thường được bố trí cho gia đình ở nhiều phòng sát nhau.

SGL = Single bed room: Phòng có 1 giường cho 1 người ở
TWN = Twin bed room: Phòng có 2 giường cho 2 người ở
DBL = Double bed room: Phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở. Thường dành cho vợ chồng.
TRPL = Triple bed room: Phòng cho 3 người ở hoặc có 3 giường nhỏ hoặc có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ
Extra bed: Giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.
Full board package: Tour trọn gói gồm tất cả các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối bao gồm trong chi phí tour.
Half board package: Tour trọn gói nhưng chỉ gồm các bữa ăn sáng và bữa ăn trưa hoặc ăn tối bao gồm trong chi phí tour. Bữa ăn còn lại để khách tự do.
Free & Easy package: Là loại gói dịch vụ cơ bản chỉ bao gồm phương tiện vận chuyển (vé máy bay, xe đón tiễn sân bay), phòng nghỉ và các bữa ăn sáng tại khách sạn. Các dịch vụ khác khách tự lo.

4. Phương tiện vận chuyển:

Thông thường thì xe khách phục vụ khách du lịch được gọi là Coach thay vì bus dùng cho xe buýt chạy tuyến.

SIC: Seat in coach: Loại xe buýt chuyên thăm quan thành phố chạy theo các lịch trình cố định và có hệ thống thuyết mình qua hệ thống âm thanh tự động trên xe. Khách có thể mua vé và lên xe tại các điểm cố định.

First class: Vé hạng sang nhất trên máy bay và giá cao nhất

C class: business class: Vé hạng thương gia trên máy bay, dưới hạng First

Economy class: Hạng phổ thông: các ghế còn. Hạng ghế này thường được các hãng hàng không đánh số Y, M, L…nhằm mục đích thương mại.

OW: one way: Vé máy bay 1 chiều
RT: return: Vé máy bay khứ hồi
STA: Scheduled time arrival: Giờ đến theo kế hoạch
ETA: Estimated time arival: Giờ đến dự kiến
STD: Scheduled time departure: Giờ khới hành theo kế hoạch
ETD: Estimated time departure: Giờ khởi hành dự kiến

Ferry: Phà: Đây thực sự không phải là Phà theo khái niệm nhận diện tại Việt Nam với loại phương tiện cũ kỹ vận chuyển ngang sông thay cho đò ngang. Ferry có thể là những con tàu du lịch vận chuyển dài ngày theo những tuyến cố định với khả năng chuyên chở nhiều nghìn khách và nhiều loại phương tiện giao thông đường bộ trên đó. Ferry cũng có những phòng nghỉ tương đương khách sạn 5*, những bể bơi, sân tennis, câu lạc bộ…

5. Giấy tờ

Hộ chiếu: passport: Có thể hiểu là CMT Quốc tế do một quốc gia cấp cho công dân của mình. Hộ chiếu giúp xác định nhân thân một cá nhân tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Một số dạng khác của hộ chiếu dùng trong một số trường hợp đặc biệt:

• Hộ chiếu nhóm (Group Passport): Một số quốc gia cấp loại hộ chiếu này cho một nhóm công dân dùng để đi du lịch 1 lần nhằm giảm chi phí.

• Hộ chiếu khẩn: Emergency passport: Thường được cấp trong trường hợp một người nào đó mất hộ chiếu chính thức. Hộ chiếu khẩn thường không có giá trị dùng đi di lịch ngoại trừ mục đích giúp người được cấp quay trở về nhà.

• Hộ chiếu phổ thông: Normal passport: Loại thông thường dùng cho mọi công dân
• Hộ chiếu công vụ: Official Passport: Cấp cho quan chức đi công vụ
• Hộ chiếu ngoại giao: Diplomatic passport: Cấp người làm công tác ngoại giao như Đại sứ quán…

Visa: Thị thực: Được hiểu là cấp phép của một quốc gia nào đó cho một công dân nước ngoài được phép vào lãnh thổ quốc gia đó trong một thời gian nhất định. Một số nước miễn trừ thủ tục này cho công dân một số nước khác. Visa cũng có nhiều loại.

• Visa thường: Loại thông thường dành cho khách du lịch và cấp bới Đại sứ quán trước chuyến đi.
• Visa làm việc, học tập…: Cấp theo mục đích cụ thể ngoài du lịch
• Visa của khẩu: Visa on arrival (VOA): Cấp trực tiếp cho khách tại cửa khẩu.
• Visa transit: Dùng mục đích quá cảnh thời gian ngắn để khách nối chuyến bay. Thường là tối đa 72h quá cảnh.

• Giấy thông hành: Giống như visa nhưng có những giới hạn riêng về thời gian và địa điểm được phép đến thăm.

- Hang Guider sưu tầm -

COMMENTS

Tên

Cẩm nang Chủ đề Chủ đề Phú Quốc Chuyện người - chuyện nghề Di tích - Danh thắng Đà Lạt Điện Biên Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Nội Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hot Hưng Yên Khám phá Kum Tum Lai Châu Lạng Sơn Miền Bắc Miền Nam Miền Trung Movies Music Nha Trang Phú Quốc Quảng Ngãi Sài Gòn Tài liệu Tài liệu nghiệp vụ Tây Nguyên Thánh địa Mỹ Sơn Thủ tục cấp thẻ HDVDL Tp.HCM Tuyển dụng sinh viên Video
false
ltr
item
Tuyến điểm du lịch: Các thuật ngữ trong chuyên ngành du lịch dành cho các bạn mới tiếp cận
Các thuật ngữ trong chuyên ngành du lịch dành cho các bạn mới tiếp cận
Trong công việc kinh doanh lữ hành, bạn sẽ gặp một số các từ viết tắt và các thuật ngữ chuyên môn mà không được giảng tại nhà trường. Việc này sẽ gây khó khăn khi các bạn lần đầu tiếp xúc với các sản phẩm du lịch và khi tiếp xúc với du khách cũng như trong điều hành tour.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjzrC-oHhw1M_GYHyzYlykYz1zRRd7m1wcCAQJzuQZvbs5OOjiwxGp2h99__DskkfKVs74lzhRY0xyguKjACCTHqAl3zZrlw50PwQrvlRafUgpEvwUI01DUmJTQL02kkBp5qGYN9nUtdKS0/s1600/Thu%E1%BA%ADt+ng%E1%BB%AF+chuy%C3%AAn+ng%C3%A0nh+du+l%E1%BB%8Bch.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjzrC-oHhw1M_GYHyzYlykYz1zRRd7m1wcCAQJzuQZvbs5OOjiwxGp2h99__DskkfKVs74lzhRY0xyguKjACCTHqAl3zZrlw50PwQrvlRafUgpEvwUI01DUmJTQL02kkBp5qGYN9nUtdKS0/s72-c/Thu%E1%BA%ADt+ng%E1%BB%AF+chuy%C3%AAn+ng%C3%A0nh+du+l%E1%BB%8Bch.jpg
Tuyến điểm du lịch
https://tuyendiemdulich.blogspot.com/2014/06/cac-thuat-ngu-trong-chuyen-nganh-du.html
https://tuyendiemdulich.blogspot.com/
https://tuyendiemdulich.blogspot.com/
https://tuyendiemdulich.blogspot.com/2014/06/cac-thuat-ngu-trong-chuyen-nganh-du.html
true
3242344837887576128
UTF-8
Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy